Tháng 6 khép lại với một dấu mốc lịch sử: Việt Nam chính thức còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sự kiện này không chỉ mở ra một chương phát triển mới cho đất nước mà cũng tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, vốn đã có nhiều diễn biến bất ngờ trong tháng qua.
Thị trường căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội chững lại
Dữ liệu ghi nhận cho thấy hơn 80% số dự án căn hộ chung cư tại hai thành phố lớn nhất cả nước không tăng giá hoặc thậm chí giảm nhẹ. Tâm lý thận trọng của người mua và sự sàng lọc nguồn cung đang định hình lại diễn biến của phân khúc này.
Nhà mặt phố: Xu hướng tăng giá phân hóa rõ rệt
Tại Hà Nội, giá nhà mặt phố khu vực trung tâm vẫn duy trì đà tăng tốt trong tháng 6. Ngược lại, ở TP.HCM, sự sôi động lại diễn ra tại các quận, huyện ven đô. Đáng chú ý, Gò Vấp trở thành “điểm nóng” khi có tới 5 đại diện lọt top 15 khu vực có mức tăng giá mạnh nhất trong tháng.
Long An: Trung tâm hành chính mới – đòn bẩy cho giá đất
Sau điều chỉnh đơn vị hành chính, Long An không còn những tên gọi cũ theo đồ án sáp nhập tỉnh. Tuy nhiên, với vị thế mới là trung tâm hành chính, thị trường bất động sản nơi đây ghi nhận mức tăng trưởng đồng đều trên nhiều phân khúc, từ nhà phố, nhà hẻm đến đất ở dân cư.
Nhà Bè, Hóc Môn: Hai cực phát triển mới của TP.HCM
Đất nền tại Nhà Bè và Hóc Môn có mức tăng giá mạnh trong tháng 6. Đây được xem là hai cực phát triển mới của TP.HCM. Trong khi khu vực Tây Bắc được thúc đẩy bởi các dự án quy mô lớn, thì phía Nam thành phố cũng chứng kiến hàng loạt dự án trọng điểm đang dần hình thành, tạo lực đẩy đáng kể cho giá trị đất đai.





Toàn bộ bức tranh thị trường bất động sản tháng 6, bao gồm biến động giá tại TP.HCM, Hà Nội, bảng xếp hạng top 15 khu vực tăng giá mạnh nhất cùng mức độ quan tâm thị trường TP.HCM, đều được thể hiện rõ trong báo cáo đầy đủ. Đăng ký nhận báo cáo: https://biggee.vn/premium-report