Sau khi Việt Nam tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, dù tổng chiều dài hệ thống cao tốc trên toàn quốc vẫn giữ nguyên – 2.134 km, trong đó có 1.383 km thuộc trục cao tốc Bắc – Nam – nhưng phân bổ theo địa giới tỉnh thành lại có những thay đổi đáng chú ý. Đặc biệt, danh sách các địa phương sở hữu chiều dài cao tốc lớn nhất đã có sự xáo trộn đầy bất ngờ.
Không phải Hà Nội, TP.HCM hay Đồng Nai – những địa phương vốn được xem là trung tâm kinh tế và đầu mối giao thông lớn – mà Khánh Hòa mới là tỉnh thành có hệ thống cao tốc dài nhất cả nước với 167 km. Tiếp theo là Lâm Đồng (162 km), Quảng Ninh (155 km), Phú Thọ (146 km) và Lào Cai (144 km).
Trong số đó, Lâm Đồng là cái tên nổi bật nhất về sự thay đổi vị trí. Trước sáp nhập, tỉnh này chỉ sở hữu khoảng 16 km cao tốc (Liên Khương – Prenn). Tuy nhiên, sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Thuận cũ, Lâm Đồng thừa hưởng thêm các đoạn cao tốc quan trọng như Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo, giúp nâng tổng chiều dài cao tốc trên địa bàn lên đến 162 km, vươn lên vị trí thứ hai toàn quốc.
Ngược lại, hiện tại chỉ còn 7 tỉnh thành chưa có tuyến cao tốc nào đi qua, gồm: Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Gia Lai, Đắk Lắk và Cà Mau.
Sự thay đổi trong phân bổ hệ thống cao tốc sau sáp nhập không chỉ cho thấy tác động của quy hoạch hành chính đến hạ tầng giao thông mà còn gợi mở tiềm năng phát triển mới cho các địa phương được “nâng hạng” về kết nối.







Bạn muốn biết chi tiết về 35 tuyến cao tốc đang hoạt động tại Việt Nam – bao gồm lộ trình, chiều dài và địa phương đi qua? Vui lòng đăng ký nhận báo cáo chuyên sâu tại đây: https://biggee.vn/premium-report